Bạn đã bao giờ tự hỏi ai đã làm ra quần áo cho chúng ta, họ được trả công bao nhiêu và cuộc sống của họ như thế nào?
Trong số 75 triệu công nhân ngành may mặc hiện nay, có tới 80% là phụ nữ độ tuổi từ 18 đến 35. Do vậy, những quyết định về thời trang của chúng ta sẽ có tác động lớn tới rất nhiều phụ nữ trên toàn thế giới.
Triển lãm này mang tới cho khán giả bức tranh về cuộc sống của những nữ công nhân trong các xưởng may tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Vui lòng kéo để xem triển lãm trực tuyến và cùng tìm hiểu cách mà chúng ta có thể giúp đỡ những công nhân ngành may.
Những bức ảnh dưới đây được những nữ công nhân ngành may chụp lại trong các nhà máy ở Việt Nam bằng chính điện thoại của mình.
Tất cả những bức ảnh này đều được gửi ẩn danh, không ghi tên nhãn hàng, doanh nghiệp, địa điểm. Chuỗi ảnh mang đến cái nhìn thực tế về tình trạng trong các nhà máy, kèm theo lời nhắn của những công nhân. Vui lòng đọc ở phía dưới.
“Một người mới vào nghề không lâu lại không phải dân địa phương còn phải thuê phòng trọ rồi tiền điện, tiền nước v.v..,lo trang trải cho cuộc sống hàng ngày như em, nhất là vào dịp đuổi hàng, độc chỉ làm giờ hành chính làm 8 tiếng thì không đủ sống, nói chung là nản lắm mọi người ạ, nhiều lúc nghĩ có thể mình không thể bám trụ được nữa, em muốn kiếm môt công việc khác mức lương tốt hơn lắm chứ.”
“Giờ nghỉ trưa tại công ty. Phải chăng chúng ta cần 1 chỗ nghỉ giữa giờ. Liệu có quá xa vời đối với người lao động?”
“Hiện em ở một công ty may và được làm ở vị trí là ủi. Công việc này thì khá vất vả, nóng bức, phải đứng hoạt động cả ngày. Chân tay cứ gọi là rã rời, bỏng rát khắp nơi.”
“Thời tiết nóng nực, bao quanh là vải vóc, máy móc, trên trần là hơi nóng của bầu trời. Mồ hôi cứ thế tuôn do quá nóng. Còn chưa tính trường hợp gặp ai có mùi hôi cơ thể nhé đó chính là cực hình. Có khi người nhà lại hỏi mày đi làm công ty hay mày đi bốc rác thế hả con? “
“Các bạn có thấy cảm giác ê mông ê chân và mỏi người khi ngồi may nhiều giờ không? Hầu như các công ty may đều chỉ dành thời gian cho nghỉ trưa thôi hoặc chỉ dành thời gian cho ăn trưa thôi nhỉ? Mệt mỏi nhất là các bạn nữ, hơi tế nhị một tí nhưng lại là một sự thật hoàn toàn đúng.Trong 1 tháng, phụ nữ luôn có vài ngày mệt mỏi nhất và những ngày đó ngồi may thì thôi rồi! Lưng về đau ê ẩm ấy.”
Những bức ảnh trên mang đến lăng kính hiếm hoi về thực trạng tại các nhà máy ở Việt Nam. Cách mà lực lượng lao động gồm hơn hai triệu người này đang bị đối xử vẫn rất ít được biết đến. Sau đây là những gì chúng ta biết.
Có sự một sự chênh lệch về mức lương theo giới tính rõ ràng tại Việt Nam. Mức thù lao theo giờ của nữ giới chỉ bằng 85% của nam giới.
Tăng ca quá nhiều là vấn đề phổ biến trong các xưởng may Việt Nam và không phải lúc nào thợ cũng được trả lương. Đây là một trong những vi phạm chính về quyền công nhân, những người sống phụ thuộc vào tiền làm thêm giờ.
Nhìn chung, công nhân chưa nhận thức rõ về quyền của mình.
Một nghiên cứu của tổ chức Công đoàn Hà Lan cho thấy 58% phụ nữ đã trải qua ít nhất một trong ba loại bạo lực – thể xác, tình dục và tinh thần – tuy nhiên chưa có nhiều dữ liệu về bạo lực giới tại nơi làm việc.
Văn hóa im lặng cản trở những người công nhân lên tiếng tố cáo về bạo lực giới, với nỗi sợ rằng quản lý phân xưởng sẽ đuổi việc họ thay vì xử lý khiếu nại, đặc biệt trong trường hợp có sự liên đới của các lãnh đạo cấp cao.
– Hayat Rachi
Công nhân may mặc trên khắp thế giới đang phải đối diện với phân biệt giới tính, quấy rối và bạo lực tại nơi làm việc. Quyền của giới cũng chính là quyền người lao động.
5% thương hiệu tiết lộ dữ liệu về tỷ lệ bạo lực giới trong lao động tại các xưởng phân phối, chẳng hạn như quấy rối tình dục và các hình thức bạo lực giới khác.
Gần 1 trong số 3 nữ công nhân may mặc bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc.
Ngành hàng may mặc đứng thứ hai về độ rủi ro do chế độ nô lệ hiện đại. 71% số người rơi vào chế độ nô lệ hiện đại này là phụ nữ.
5% thương hiệu tiết lộ dữ liệu về cách đối xử và việc xa thải những công nhân mang thai.
Source: Fashion Transparency Index 2018 which surveyed 150 of the largest fashion brands in the world
40 triệu công nhân ngành may phải đối mặt với cảnh khốn cùng khi các nhà máy đóng cửa và cạn kiệt đơn hàng.
Chúng ta phải yêu cầu các thương hiệu thời trang chịu trách nhiệm đối với hàng triệu công nhân trong chuỗi cung ứng của họ, những người có thể sẽ rơi vào cảnh nghèo đói tột cùng khi mất việc và vẫn phải vật lộn để nuôi gia đình.
Hãy sát cánh cùng những nữ công nhân ngành may, cất lên tiếng nói của họ và của chính bạn.
Hãy tải một trong những bức ảnh sau xuống . Sau đó đăng tải chúng trên trang hoặc story Instagram của bạn và đánh dấu chúng tôi @fashrev_vietnam
Bạn có thể viết là: Gửi (nhãn hàng),
Chúng tôi yêu cầu được biết quý công ty đang đảm bảo cuộc sống cho những người phụ nữ
#whomademyclothes làm việc tại xưởng may như thế nào
Triển lãm này sẽ không thể trở thành hiện thực nếu thiếu sự hỗ trợ từ Fair Wear Foundation, CDI, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Fashion Revolution. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Niamh Tuft, Global Network Manager. Loạt ảnh được cung cấp bởi Trung tâm Phát triển và Hội nhập Việt Nam.
Minh họa: Ellie Shipman, Thiết kế bìa: Rocío Guerrero Parra, Biên dịch: Lê Kim Thanh. Triển lãm này được biên soạn và giám tuyển bởi Ellen Downes – Điều phối viên quốc gia tại Fashion Revolution Vietnam.